Chàm và viêm da cơ địa có giống nhau không? Cách phòng ngừa hiệu quả

0 0 đánh giá
Từ * đến 5*

Contents

Chàm và viêm da cơ địa là 2 vấn đề về da liễu thường gặp nhất hiện nay và có thể gây nhầm lẫn do có triệu chứng tương tự nhau. Vậy phân biệt chàm và viêm da cơ địa như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh chàm là gì? Bệnh viêm da cơ địa là gì?

Bệnh chàm (eczema) là bệnh lý diễn biến mạn tính với tình trạng da bị viêmkích ứng. Các triệu chứng điển hình bao gồm da bị khô, có vảy, ngứa, phát ban và nổi mụn nước. Mỗi đợt mắc bệnh chàm có thể kéo dài từ vài ngày lên đến vài tuần hoặc thậm chí cả tháng.

Bệnh viêm da cơ địa (atopic dermititis) hay còn gọi là chàm thể tạng, là một căn bệnh không rõ nguyên nhân, có thể biểu hiện ở tình trạng cấp tính, bán cấp tính hay mạn tính. Viêm da cơ địa khiến da của bạn trở nên khô, ngứa và dễ bị kích ứng bởi một tác nhân gây dị ứng nào đó.

Viêm da cơ địa và chàm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chàm có nhiều thể bệnh, trong đó viêm da cơ địa là một trong các thể bệnh chàm và là loại thường gặp nhất, chính vì vậy nhiều người hay gọi viêm da cơ địa là bệnh chàm.

1Cách phân biệt chàm và viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là thể bệnh thường gặp nhất của chàm, gây ảnh hưởng khoảng 1 – 3% người lớn15 – 20% trẻ em trên toàn thế giới. Sự khác nhau giữa chàm và viêm da cơ địa được thể hiện qua các đặc điểm như sau [1]:









Đặc điểm Chàm Viêm da cơ địa
Tuổi tác

Mọi lứa tuổi, thường gặp ở người lớn

Mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ em từ 1 – 5 tuổi

Dạng tổn thương

Tổn thương dạng hình tròn, mụn nước

Tổn thương ở vùng tiếp xúc với chất kích thích kèm viền

Vị trí

Hầu hết các vị trí của cơ thể. Thường gặp ở lòng bàn chân tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối…

Trẻ sơ sinh và trẻ em: má, khuỷu tay, đầu gối

Người lớn: mắt

Xét nghiệm

Tăng nồng độ IgE trong huyết thanh

Test dị ứng

Các bệnh mắc kèm

Suy giảm tĩnh mạch, phù bạch huyết

Hen phế quản, viêm mũi dị ứng

Viêm da cơ địa là thể bệnh thường gặp nhất của chàm

Viêm da cơ địa là thể bệnh thường gặp nhất của chàm

2Các dạng chàm khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể chia chàm thành các dạng tương ứng như sau [2]:

  • Viêm da dị ứng: Phát ban đỏ thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay, vùng mặt và da đầu. Viêm da cơ địa sẽ có nguy cơ mắc cao hơn ở những người có các đặc điểm như hen phế quản, da khô, dị ứng thức ăn.
  • Viêm da tiếp xúc: Xảy ra khi bạn tiếp xúc với các chất gây dị ứng như nước hoa, kim loại, chất tẩy rửa,… Từ đó, gây ra các biểu hiện kích ứng trên da như ngứa, phát ban.
  • Chàm tổ đỉa: Viêm da kèm mụn nước hình thành ở bàn tay và bàn chân khi nhiễm nấm hay tiếp xúc với vật gây dị ứng. Bệnh gây ra tình trạng ngứa, đau, da đóng vảy, nứt và bong tróc.
  • Viêm da thần kinh: Bệnh thường xuất hiện ở những người có các loại bệnh chàm khác, bệnh vẩy nến hay do stress. Vùng da ở cánh tay, chân, sau gáy xuất hiện các mảng da dày, khô và sần sùi.
  • Chàm thể đồng tiền: Những nốt sần hình tròn hoặc mụn nước giống như đồng tiền gây ngứa ngáy trên da. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh này có thể là do côn trùng đốt hoặc da bị dị ứng với các hoá chất.
  • Viêm da tiết bã: Nấm men Malassezia gây các mảng ngứa, có vảy, bong tróc trên vùng da có tuyến bã hoạt động mạnh như da đầu, nách, bẹn,…
  • Viêm da ứ trệ: Dạng viêm da này hay gặp ở bệnh nhân phù mạn tính do các bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính, suy tim phải hoặc phù bạch huyết.

Chàm đồng tiền là những nốt sần hình đồng tiền

Chàm đồng tiền là những nốt sần hình đồng tiền

3Cách điều trị bệnh chàm và viêm da cơ địa

Phương pháp điều trị bệnh chàm và viêm da cơ địa nhằm kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát:

Dùng thuốc

  • Kem mỡ và thuốc bôi corticoid: Giúp giảm các triệu chứng ngứa của bệnh chàm. Tuy nhiên, không được sử dụng quá 2 tuần vì có thể làm mỏng da.
  • Uống corticoid: Thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định khi dùng kem bôi không hiệu quả. Chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ của corticoid như giảm bạch cầu, loãng xương, teo da,…
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ (tacrolimus, pimecrolimus): Được sử dụng khi điều trị bằng steroid không thành công hoặc để giúp da nghỉ ngơi sau khi dùng steroid dài ngày. Thuốc này có ít tác dụng phụ hơn các sản phẩm từ corticoid.
  • Thuốc ức chế phosphodiesterase tại chỗ (Crisaborole): Thuốc được sử dụng bôi quanh vùng da tổn thương 2 lần/ngày.
  • Thuốc sinh học (dupilumab, tralokinumab): Thuốc điều trị bệnh chàm từ trung bình đến nặng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Thuốc kháng histamin: Sử dụng thuốc này để giảm phản ứng dị ứng, đặc biệt là giảm triệu chứng ngứa của cơ thể.

Phương pháp điều trị khác

  • Quang trị liệu: Đây là biện pháp điều trị bệnh chàm lan tỏa nghiêm trọng trên cơ thể hoặc bệnh chàm nặng ở tay bằng cách sử dụng ánh sáng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây cháy nắng và lão hóa sớm.
  • Liệu pháp băng ướt: Da được ngâm trong nước ấm khoảng 15 – 20 phút. Sau đó, dùng thuốc mỡ corticosteroid bôi lên vết thương, quấn quanh vết thương bằng một miếng gạc ướt bên trên phủ một lớp gạc khô. Liệu pháp này thường được sử dụng cho những người mắc bệnh chàm khó kiểm soát.
  • Liệu pháp giảm căng thẳng: Liệu pháp này giúp cải thiện tâm trạng và giảm lo lắng liên quan đến bệnh chàm.



4Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu bắt có các dấu hiệu bên dưới để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm:

  • Đau và ngứa ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hằng ngày.
  • Tổn thương ở các vùng da mới.
  • Các triệu chứng như nổi mụn nước, ngứa, mẩn đỏ, da tăng sắc tố… ngày càng nặng thêm.
  • Dấu hiệu nhiễm trùng: ớn lạnh, sốt, chảy dịch ở da…

Cần gặp bác sĩ nếu tình trạng nổi mụn nước ngày càng nặng lên

Cần gặp bác sĩ nếu tình trạng nổi mụn nước ngày càng nặng lên

Các bệnh viện uy tín

Nếu bắt gặp các dấu hiệu nêu trên bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc khoa da liễu của các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

  • Tại Tp. Hồ Chí Minh: Khoa Da liễu Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM, Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Nhân Dân 115…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Da liễu Hà Nội, Khoa Da liễu Bệnh viện Bạch Mai…

5Các lưu ý khi điều trị bệnh

Dưới đây là những điều bạn nên làm để kiểm soát hiệu quả triệu chứng:

  • Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm xong giúp cải thiện tình trạng khô da.
  • Tránh gãi các khu vực da đang bị viêm.
  • Tránh chà xát mạnh vào da.
  • Tránh cho vùng da tổn thương tiếp xúc với các chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt…
  • Mặc những bộ quần áo thoải mái, mát mẻ, tránh quần áo bó sát hoặc quần áo chất liệu vải thô, cứng.
  • Tắm bằng nước ấm thay vì dùng nước quá nóng hay quá lạnh.
  • Cắt móng tay để tránh làm trầy xước da.


6Cách phòng ngừa bệnh chàm và viêm da cơ địa

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh chàm và viêm da cơ địa bùng phát cũng như ngăn ngừa tình trạng bệnh diễn biến tệ hơn bao gồm:

  • Dùng nước ấm để tắm rửa và gội đầu.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ độ ẩm không khí trong phòng.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và không có mùi thơm.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố có khả năng gây dị ứng như lông động vật, bụi len…
  • Tránh ăn các loại thực phẩm đã xác định gây là tác nhân gây dị ứng.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể để tránh mất nước dẫn tới khô da.
  • Giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, đi bộ, yoga…

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh chàm và viêm da cơ địa

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh chàm và viêm da cơ địa



Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh chàm và viêm da cơ địa. Hãy kịp thời nhận biết các dấu hiệu và thăm khám bác sĩ để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận