Không ít trẻ sơ sinh bị bệnh chàm gây ngứa ngáy, khó chịu thậm chí đau rát. Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên những phương pháp chữa chàm bằng nguyên liệu tự nhiên luôn là ưu tiên số một. Một trong những cách đơn giản, hiệu quả được nhiều mẹ áp dụng là cách chữa bệnh chàm bằng lá khế. Nếu mẹ quan tâm, cùng Long Châu tìm hiểu chi tiết nhé!
Contents
Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm có chữa được không?
Bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh khoảng 6 tháng tuổi. Vị trí bị chàm thường gặp nhất là ở vùng 2 má, tay, chân, ngực và các vùng da khác trên cơ thể. Ban đầu, vết chàm chỉ biểu hiện là những vết ban hồng trên da. Sau đó sẽ chuyển thành mụn nước có màu đỏ. Mụn nước này có tiết dịch, sẽ vỡ ra khiến da bị rạn nứt. Cuối cùng, vết chàm đóng vảy và bong tróc.
Trẻ bị bệnh chàm có thể do các nguyên nhân như:
- Cha mẹ bị dị ứng da, mề đay, hen suyễn… sinh ra trẻ có cơ địa bị dị ứng.
- Trẻ chịu tác động từ thức ăn của mẹ như hải sản, thức ăn giàu đạm…
- Môi trường, thời tiết, vệ sinh phòng ốc… cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị mắc bệnh chàm.
Thông thường, bệnh chàm sẽ khỏi khi trẻ từ 2 đến 4 tuổi. Nếu tầm tuổi này, bé vẫn chưa khỏi bệnh thì nguy cơ cao bệnh sẽ kéo dài hơn, dễ tái đi tái lại và có thể phát triển thành bệnh chàm thể tạng (bệnh mãn tính có thể kéo dài đến khi trưởng thành). Đây cũng chính là lý do nhiều mẹ muốn biết cách chữa bệnh chàm bằng lá khế để chữa trị ngay khi trẻ còn nhỏ.
Tại sao nên áp dụng cách chữa bệnh chàm bằng lá khế?
Chàm là một bệnh da liễu ở trẻ sơ sinh, vì vậy để đảm bảo an toàn, các bà mẹ nên tìm đến các phương pháp chữa trị bằng nguyên liệu tự nhiên. Và lá khế là một trong những nguyên liệu an toàn, dễ kiếm, có tác dụng trị chàm hiệu quả. Dùng lá khế trị chàm, mẹ không phải lo làn da nhạy cảm của bé sẽ phải tiếp xúc với các loại kháng sinh hay chất hóa học.
Theo Y học cổ truyền, lá kế có tính mát, vị chua. Đây là nguyên liệu cực tốt cho những ai bị bệnh ngoài da nhờ tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, giải độc, thanh nhiệt. Trong lá khế cũng có những hoạt chất giúp tăng đề kháng cho da, làm chậm lão hóa da.
Các nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, cách chữa bệnh chàm bằng lá khế hiệu quả bởi các thành phần đặc biệt như:
- Chất chống oxy hóa flavonoid, saponin ngăn ngừa gốc tự do làm lão hóa vùng da bị tổn thương.
- Chất kháng viêm mạnh alkaloid cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm, sưng tấy do bệnh chàm gây nên.
- Các loại vitamin C, vitamin B, kẽm giúp nâng cao đề kháng của da, giúp da nhanh lành.
Hướng dẫn cách chữa bệnh chàm bằng lá khế an toàn
Tắm nước lá khế chữa bệnh chàm
Để sử dụng lá khế chữa bệnh chàm, bạn thực hiện các bước sau đây:
- Chuẩn bị 1 nắm lá khế chua tươi, rửa sạch sẽ, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Dùng tay vò nát lá khế vào nồi nước rồi đun sôi trong khoản 15 phút.
- Sau khi nước sôi bỏ thêm chút muối hạt vào hòa tan, tắt bếp.
- Chờ nước nguội hoặc độ ấm vừa phải, dùng nước để tắm và vệ sinh vùng da bị chàm.
- Kiên trì áp dụng hàng ngày để sớm đạt hiệu quả chữa bệnh.
Dùng lá khế chườm nóng để chữa bệnh chàm
Với cách làm này, vùng da bị chàm sẽ nhanh chóng dịu lại. Nhiệt lượng tỏa ra cũng giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu dưới da. Chi tiết cách thực hiện như sau:
- Dùng một nắm lá khế tươi, rửa sạch, để ráo nước.
- Cho lá khế vào chảo sao vàng rồi tắt bếp.
- Trải lá khế ra tấm khăn mỏng cho bớt nóng.
- Khi lá nguội bớt, gói lá khế lại rồi chườm lên vùng da bị chàm.
- Kiên trì thực hiện tuần 3 – 4 lần cho đến khi bệnh chàm giảm hẳn.
Đắp lá khế
Với cách chữa bệnh chàm bằng lá khế này, các hoạt chất kháng viêm sẽ tác động trực tiếp lên vùng da bị chàm. Cách làm như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá khế tươi, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 10 phút rồi để ráo nước.
- Mang giã nát với một chút muối hạt.
- Làm sạch vùng da bị chàm.
- Đắp phần lá khế vừa giã nát lên vết chàm khoảng 15 phút.
- Vệ sinh lại da sạch sẽ rồi lau khô bằng khăn mềm.
Kết hợp lá khế với nguyên liệu khác
Một số thành phần dược liệu khác có thể tăng hiệu quả điều trị chàm của lá khế như lá thanh hao, lá long não. Những loại lá này đều có chữa các hoạt chất chống viêm, chống sưng và hoàn toàn lành tính với vùng da bị tổn thương. Cách thực hiện cụ thể như sau:
- Dùng một nắm lá khế chua tươi, lá thanh hao, lá long não lượng như nhau.
- Rửa sạch các nguyên liệu, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút.
- Đun sôi các nguyên liệu cùng 1 lít nước sạch trong khoảng 15 phút.
- Chắt lấy nước dùng để tắm hoặc vệ sinh vùng da bị chàm.
Ưu điểm, hạn chế của cách chữa bệnh chàm bằng lá khế
Cách chữa bệnh chàm bằng lá khế có ưu điểm lớn nhất là an toàn, lành tính, phù hợp với da bị tổn thương. Vì không gây tác dụng phụ nên bạn có thể áp dụng đều đặn hàng ngày để đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh. Cách làm này cũng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh đến phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, hạn chế của cách chữa chàm này là hiệu quả sẽ khá chậm, đòi hỏi người dùng phải có sự kiên trì. Đặc biệt, các cách chế biến lá khế để trị chàm cần thời gian và công sức. Để đẩy nhanh quá trình phục hồi da, tốt nhất, bạn nên áp dụng nhiều phương pháp. Ngoài dùng lá khế chua tươi để trị bệnh, bạn nên dùng thêm kem bôi Sodermix.
Sản phẩm kem bôi trị chàm này có tác dụng trung hòa gốc tự do, giảm viêm ngứa ở vết chàm nhờ thành phần chính là Enzyme Superoxide Dismutase chiết xuất cà chua xanh. Bạn có thể dùng Sodermix 15g thoa lên vùng da bị chàm mỗi ngày 2 lần.
Cách chữa bệnh chàm bằng lá khế thường chỉ có tác dụng với tình trạng bệnh nhẹ. Nếu thấy dấu hiệu bệnh nặng, gây đau đớn, khó chịu, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng thuốc trị bệnh chàm và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
- Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh. Nhiều Mẹ đang chăm sai cho bé khiến bé bị nhiễm khuẩn
- Kem Đa Năng Bà Vân Dùng Như Thế Nào Là Đúng?
- Táo Đỏ có tác dụng thực sự là gì ? Câu chuyện khó tin về Ngôi làng Táo đỏ ở Bắc Tân Cương
- Kem Đa Năng Bà Vân và Những điều cần biết khi mua và khi sử dụng.
- 7 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Khế Tại Nhà
- Táo Đỏ Hàn Quốc có tốt hơn Táo Đỏ Tân Cương hay không?
- Viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, phòng ngừa